Khác với các mặt hàng khác có tính rập khuôn và sản xuất theo dây chuyền, tủ bếp gia đình lại là sự sáng tạo của những người và không theo một khuôn mẫu nhất định . Điều quan trọng nhất khi thiết kế tủ bếp cho gia đình là xác định được không gian lắp đặt tủ bếp , sau đó lựa chọn được kiểu dáng tủ bếp cho phù hợp. Có các kiểu dáng tủ cơ bản như tủ chữ I, chữ L, chữ U và chữ G , đây là các kiểu dáng tủ phổ biến và phù hợp với nhiều không gian khác nhau. Tủ bếp dáng chữ I và chữ L được ưa chuộng đối với các không gian bếp hẹp, diện tích nhỏ. Tủ bếp chữ U và chữ G lại phù hợp với những không gian rộng , quy mô phòng bếp lớn.
Sau đó, bạn cần biết những tiêu chuẩn của một tủ bếp trước khi bắt tay vào thực hiện. Bởi nếu thiết kế bị sai từ đầu, bạn sẽ khó khăn trong việc sửa chữa và tất nhiên nếu sửa chữa sẽ vô cùng tốn kém . Ngoài ra, kích thước tủ bếp cũng cần phù hợp với kích thước chung của phòng bếp, nếu tủ bếp quá lớn sẽ chiếm nhiều không gian của bếp gây cảm giác bức bách và chạt chội , nhưng nếu quá nhỏ thì sẽ khiến không gian trống trải, cảm giác không ấm cúng. Có một số tiêu chuẩn nhất định khi thiết kế tủ bếp , tiêu chuẩn có thể được điều chỉnh tùy theo nhu cầu thực tế của người sử dụng. Tuy nhiên, không nên thiết kế cho tủ bếp nhà mình một kích thước quá đặc biệt.
Một yếu tố không kém phần quan trọng là lựa chọn được chất liệu làm tủ bếp sao cho phù hợp. Hiện nay có rất nhiều chất liệu được sử dụng cho tủ bếp như gỗ công nghiệp, gỗ tự nhiên, nhựa hoặc Inox . Mỗi loại chất liệu có những ưu – nhược điểm riêng , nhưng các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm nên sử dụng vì 2 loại tủ này có nhiều ưu điểm vượt trội , vừa đảm bảo tính thẩm mỹ , vừa đảm bảo sự tiện dụng , bền đẹp theo thời gian .